May 12, 2012

Quảng Ngãi: Người nuôi chim yến theo hình thức công nghiệp

Đó là ông Huỳnh Kim Lập (*), ở TP. Quảng Ngãi. Tuy chỉ bước đầu, với thời gian nuôi mới khoảng 1 năm, thế nhưng ở nhà nuôi có diện tích khoảng 90m2, ông Lập đã thu về được khoảng 1kg tổ.

Làm ăn thời hiện đại

Trong quá trình nuôi tôm tại trang trại ở xã Đức Minh, huyện Mộ Đức, nhìn thấy khu vực này có khá nhiều chim yến bay lượn. Sau khi tìm hiểu điều kiện tự nhiên thấy khá lí tưởng cho phát triển vật nuôi này, nên năm 2010, ông Lập đã quyết định đầu tư xây nhà nuôi chim yến. So với người dân thì tôi chỉ là “người” đi sau. Bởi lẽ việc xây nhà nuôi chim yến để lấy tổ ở Quảng Ngãi đã xuất hiện từ nhiều năm nay, với số lượng hiện ước lên đến cả trăm hộ, ông Lập cho biết. Tuy nhiên cũng như con tôm trước đó, ông Lập không nuôi theo kiểu trông chờ vào sự may, rủi như đại đa số người dân đã làm. Mô hình nuôi yến của ông Lập được áp dụng theo cách của người Malayxia. Nói về lí do chọn và áp dụng mô hình này, theo ông Lập thì qua tìm hiểu và tham quan thực tế nhận thấy, mô hình nuôi chim yến của Malayxia có hiệu quả mang lại khá cao, lại phù hợp với điều kiện của địa phương. Vì vậy vào khoảng giữa năm 2010, cũng trong khuôn viên trang trại nuôi tôm cũ, ông Lập thuê 2 chuyên gia người Malayxia sang thiết kế nhà nuôi và lắp đặt thiết bị và nuôi ở 2 nơi. Điểm đầu tiên nằm ở phía nam của trang trại, địa điểm nuôi được tận dụng tầng của nhà ở cũ, với diện tích nuôi khoảng 90m2. Còn điểm kia ở phía bắc trang trại, được đầu tư xây mới hoàn toàn, với diện tích khoảng 220m2. Tổng số tiền đầu tư tính đến thời điểm này cho chim yến của ông Lập gần 1 tỉ đồng.

Tín hiệu khả quan

So với cách nuôi thông thường lâu nay của người dân, thì mô hình này có nhiều điểm khác biệt hơn, như 1 trong số 2 nhà nuôi là cấp 4, chứ không hoàn toàn là nhà tầng như người dân đã làm. Loại gỗ sử dụng để làm ô trên trần nhà, nhằm chia nơi cho yến làm tổ được nhập toàn bộ từ nước ngoài, được xử lý theo qui trình nghiêm ngặt. Cho nên dù ở môi trường có độ ẩm cao trong một thời gian dài cũng không bị nấm, mốc, dẫn đến việc yến không bỏ đi nơi khác.(**) Phần âm thanh bên ngoài dụ yến đến thì cứ 6 tháng được thay đổi một lần, để tăng hiệu quả thu hút đối với số chim yến mới đến làm tổ... Đến nay tổng đàn chim yến tại 2 nhà nuôi hiện ước trên 300 con. Riêng ở điểm nhà cũ, chỉ sau 2 - 3 tháng kể từ khi hoàn thành và đưa vào sử dụng, đã có chim vào ở. Và đến nay đàn yến ở đây khoảng 200 con. Năm 2011 vừa qua, số tổ yến đã thu được tại nhà nuôi này khoảng 1kg. Còn tại điểm mới thì tuy ít hơn, thế nhưng so với các nhà nuôi của nhiều người dân thì kết quả tốt hơn nhiều. Bởi lẽ với cách nuôi thông thường thì nhiều nhà phải đợi 1 - 2 năm sau mới có yến đến làm tổ, không ít trường hợp yến không đến. Tuy chỉ là thí nghiệm bước đầu, thế nhưng với kết quả đạt được khá khả quan đã giúp ích rất nhiều cho những người đến sau muốn đầu tư đối với con vật nuôi này.

CÔNG HOÀNG

Nguồn: http://www.quangngai.gov.vn/

(*): Ông Huỳnh Kim Lập hiện nay là giám đốc công ty Thiên Tân, ông là một doanh nhân thành đạt của tỉnh Quảng Ngãi. Ông Lập đã đầu tư thành công với nhiều dự án lớn của tỉnh như khu nhà ở cho cán bộ thi công nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà máy thủy điện Hà Nang, khu nuôi tôm trên cát ở xã Đức Minh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, tuyến đường tránh qua quốc lộ 1A qua thị trấn Đức Phổ thuộc tỉnh Quảng Ngãi,...

(**): Loại gỗ được nhập từ Malaysia đúng như bài báo nói có ưu điểm là khó bị nấm, mốc và rất thích hợp để sử dụng cho thanh làm tổ trong nhà nuôi chim yến. Đây cũng là loại gỗ mà hiện nay tôi đang dùng cho các nhà nuôi chim yến của tôi.

Apr 5, 2012

Thống Nhất: Rộ lên nghề nuôi chim yến


Một nhà dành để nuôi chim yến ở xã Gia Tân 3.


Trong thời gian gần đây, trên địa bàn huyện Thống Nhất phát triển khá mạnh nghề nuôi chim yến (NCY). Nhiều hộ dân sẵn sàng bỏ hàng trăm triệu đồng để xây nhà cho loài chim này vào làm tổ cư trú.

Nuôi chim yến ở Thống Nhất chủ yếu là tự phát. 5 xã vùng Kiệm Tân là nơi tập trung nhiều hộ NCY nhất. Số nhà NCY tại các xã này hiện lên tới 20 gia đình. NCY ở đây được thực hiện dưới hai hình thức, đó là kết hợp với nhà ở trong khu dân cư và nhà dành riêng nuôi chim. Để dụ chim yến vào nhà cư trú và làm tổ, các hộ dân dùng âm thanh khuyếch đại tiếng kêu của chim yến. Sau nhiều lần nghe được tiếng đồng loại, chim yến ngoài thiên nhiên tự tìm đến.

Theo dân cư ở ấp Tân Yên, xã Gia Tân 3, nơi đang có nhiều hộ tập trung NCY thì năm 2009, có một người từ Biên Hòa về mua đất xây dựng nhà dụ chim yến. Sau đó chim kéo về làm tổ khá đông. Từ thành công của chủ trại yến này, một số gia đình ở nơi khác cũng đến đây mua đất xây dựng nhà NCY. Việc phát triển tự phát trong việc NCY ở Thống Nhất hiệu quả ra sao chỉ người nuôi mới biết, nhưng nhiều hộ dân xung quanh bức xúc cho biết, tiếng ồn từ âm thanh khuyếch đại làm đảo lộn cuộc sống yên ả vùng quê; chất thải của chim yến gây mùi hôi thối ảnh hưởng đến môi trường cuộc sống…

Thống Nhất là địa phương có đàn gia cầm khá lớn. Trong khi đó, chim yến là loài hoang dã, chính vì vậy nguồn thức ăn của chúng dựa vào tự nhiên nên không thể kiểm soát được phạm vi hoạt động. Điều này cần có sự hướng dẫn cụ thể của cơ quan chức năng đối với việc quản lý, định hướng cho người nuôi loại chim này, nhất là đang trong thời kỳ bùng phát dịch cúm gia cầm như hiện nay.

Nguyên Ba

Nguồn: www.baodongnai.com.vn

Mar 21, 2012

Processing Swiftlet nest is a growing industry in Malaysia - Sơ chế tổ yến là một ngành công nghiệp đang phát triển ở Malaysia

In the recent years, swiftlet farming industry in Malaysia has been growing tremendously. Malaysia is now the third largest producers of swiftlet bird nest after Indonesia and Thailand. Countries such as China, Hong Kong and Taiwan are the main importers for processed swiftlet bird nest. Although, Malaysia’s switflet farming has reach a matured industry level, swiflet raw bird nest processing industry is still an emerging business unexplored by the Malaysian entrepreneur. Therefore, a majority of swiftlet farmers trade their raw birds nest to a middle man for export which fetch a lower selling price. Generally, unprocessed nest fetch as low as RM2500 per kg to RM6,000 per kg. Whereas, processed nest could fetch a retail price as high as RM13,000 per kg to RM15,000 per kg in China and Hong Kong. So, why is Malaysia still lack of the industry for processing of swiftlet bird nest even though processed nest fetch a higher price as compared to the unprocessed nest?

Challenges in Processing Swiftlet Nest

Traditionally, bird nest is cleaned by soaking the nest in the water and workers struggle to hand pick all the tiny feathers by a tweezer. This procedure is extremely slow and tedious. An experienced worker may produce only 3 to 4 nest a day, weighing about 300 to 800 gram a month. Furthermore, such cleaning method could not produce a generally good bird nest "cup" shape and more often end up being bird nest biscuit which fetch a lower price and less in demand.However, some swiftlet farmers have developed method using chemicals to reduce the time and effort of their workers to clean the bird nest. Information regarding such method remained a highly trade secret and are not reveal to the outsiders. Until recently, a few companies emerged in providing consultation and training for swiftlet bird nest processing. There are different methods or procedures offered from various companies ranging from dry to Chemical Free method. Many people have attended such training course but were not completely contented simply the method thought was still far too time consuming and or could not produce generally good "cup" shape bird nest.

The right choice for choosing the cleaning method

Whether it a dry, semi-dry or chemical free method you choose to clean the nest, ultimately the method you use must be acceptable by the buyer. In general, a raw birds’ nest can contain or attached with feathers, egg shell, mold, bird’s shit, insects and bacteria. So, what is the fastest and effective method to remove all of these? First of all, to remove the tiny feathers attached in the nest strands, the nest need to be moist. This will enable the nest to soften and allow the feathers to be pull away from the detach strand. However, a heavily moist nest tends to break apart and difficult to mold back into a "Cup" shape.As of bacteria, mold and shit on the nest, water only could not completely remove this contaminant from the nest and therefore are still not safe for human consumption. Furthermore, for export quality, all food products are required to meet the bacteria count on the product not exceeding the limit for safe human consumption. While all contaminant on the raw nest need to be removed, the natural structure and shape of the swiftlet nest also need to be preserved. It is preserving the original form of the bird nest that makes the processed clean nest expensive. Despite the fact that many people continue to search and develop new method or procedure to maintain such exceptional high requirement, many will fail. The choice of the cleaning method will be ultimately determine by the bird nest buyer which they have a standard quality to comply. This standard quality determines the price of processed nest.

Developing the business

There are various approaches to develop and invest into the bird nest cleaning industry. Depending on your financial ability, you could start up by setting up a cleaning factory with the scale that is comfortable for you. Whether it is a small set-up from working at home or having 5 to 10 workers or more, depends on the following consideration. Some of the following points to consider when setting up a Birds’ Nest cleaning are stocks availability, cleaning processes, quality control, market, return of investment, licensing & regulatory requirement,
1.Stock-Where to get the raw nest? - Stock or raw materials apart from Raw Birds nest such as processing tools and equipment, needs to be taken into consideration. Most people will consider only the raw nest availability but forgetting the needs to ensure other raw material required for the processing of the raw nest. So before you start to employ the workers to process the raw nest, ensure your supplies of raw nest is sufficient for minimum of 3 months. This is because during the eggs laying season, the breeders are not allow to harvest the nest until the newly born swiftlet are able to fly and feed themselves. And during this time, it is usually a shortage of raw bird nest in the market.
2.Cleaning method – Is your cleaning method acceptable by the buyer? – Different cleaning method is available. Choosing the method acceptable by buyer is important. It is important to get your buyer confirmation on the method you are using before you start producing cleaned nest. Your buyer may not agree to certain cleaning method or quality of clean nest you produce without prior agreement. It is utterly important if the buyer can produce you some guidelines for the standard they required. Confusion or rejection of cleaned nest can be minimized if such guidelines are available.
3.Quality control – How to minimize reject and control my cleaned nest quality? – For all processing, you will need to implement a quality control program. As cleaning raw bird nest involve a lot of manual work, you will need a few quality control station beginning from the raw bird nest to the end product. Such quality control could be breakdown to intermediate station such as
1.Receiving Station
Grading Raw Nest – This to ensure that the raw nest you purchase is in accordance to the grade you required.
Weigh of Raw Nest – This to ensure your processed nest wastage does not exceed your estimation.
2.Processing Station
1.Brushing – Inspection of residual of mold and dots
2.Feathers removing – Inspection of residual fine feathers.
3.Molding – Inspection of gap and cracks.
4.Packing – Weighing of the cleaned nest. This will also indicate your final wastage of the processed nest.
4.Market – How do I market my product? – You will need to consider your target market for your cleaned nest. For export market, bird nest biscuit is very less in demand. Only complete bird nest cup shape is for export market. Would your marketing thru a local agent or direct to the local consumer. Would you be promoting your own brand? You would have to compete with some of the establish brand in the market.
5.Licensing- What sort of license required? For export of bird nest you need license by the Jabatan Perhilitan and Majlis Perbandaran. You will also need the buyer to obtain the import license from the designation country to avoid confiscation of your nest. However, if your buyer is a local agent who collect and resell, you would not be required to obtain such license.
6.Return on investment – How do I get back my investment.



Mar 19, 2012

Mang 150kg tổ yến không khai báo hải quan

Chi cục Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) cho biết đã phát hiện 3 hành khách quốc tịch Malaysia nhập cảnh ngày 10.3 mang theo lượng tổ yến lên đến 150 kg (loại nguyên tổ), trị giá gần 4,5 tỉ đồng không khai báo (theo quy định, khách được mang lượng tổ yến miễn thuế trị giá tối đa là 5 triệu đồng).

Chi cục Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất đã phạt vi phạm hành chính tổng cộng 68 triệu đồng và cho tái xuất lô hàng này.

Hoàng Việt

Nguồn: www.thanhnien.com.vn



Mar 1, 2012

Swiftlet housing boom - Bùng nổ nhà nuôi chim yến

The insatiable appetite of Chinese everywhere for bird’s nest has spawned a multi-million ringgit swiftlet farming business in Malaysia. JESSICA LIM and WILSON HENRY find out that the booming industry is ironically also the white-nest swiftlet’s best chance for survival.
THE heavy metal door creaked open, and we were ushered forth into inky blackness.

Every opening to the outside world had been bricked up save one on the highest floor. The three-storey shoplot was completely bare — no furniture, appliance or amenities.

The toilets weren’t working and the floor was spattered with droppings which squished underfoot.

Turn up your nose, as you might, at the thought of living in such a dwelling, but to the hundreds of little birds whose nests were glued to the plywood beams on the ceiling, this was home.
As Malaysia Bird’s Nest Merchants Association assistant secretary Mah Swee Lye carefully hold up a thumbnail-sized white- nest swiftlet egg, his satisfaction was evident.

"We want the baby birds to come back to this house to build their own nests in time. So we make sure this is like a five-star hotel to them," he grinned, before gently returning the egg to the nest.

Bird’s nest, highly sought after for centuries because of its acclaimed medical and therapeutic properties, was once exclusively served only to Chinese emperors, their families and the most senior of court officials.

Now, anyone can have a bowl, if he digs deep into his pocket.

White-nest swiftlet nests, which can fetch over RM6,000 a kilogramme, are the most highly prized of edible bird’s nests.

This is because, except for a few strands of downy black feathers, it is purely the hardened saliva of the swiftlet.
In contrast, nests of black-nest and glossy swiftlets are enmeshed with feathers, moss and grass.

Indonesia supplies well over half of the 200-tonne global demand every year. Malaysia, the third largest producer after Thailand, meets about 10 per cent of world demand.

To build a bird house

As we toured the swiftlet house by torchlight, Mah pointed out a CD player placed against a wall. Wires ran from it to loudspeakers in various corners of the house, including a solitary window on the third floor.

Several hours a day, a recording of swiftlet songs would be played in an attempt to draw young birds to the house.

Yes, it is the birds that are just striding out on their own and looking to set up home which are targeted.

Once a swiflet builds its nest, it would return season after season to the same spot. If the nest is removed, it would simply build another.

Mah said there are consultants who charge a few hundred ringgit for a recording.

Association members’ own recordings seem to work just as well, he said.

"We change tracks sometimes. We’d try baby bird sounds, mating calls or sounds of them playing.

"We have to test to see what works. Hopefully they’d come, see how nice it is in here, then decide to build their nests."

Mah explained that a temperature of 28 degrees celsius and humidity of 80-90 per cent was needed to simulate the conditions found in caves.

The conditions are maintained with the help of a simple contraption comprising a few large PVC pipes that lead to the outside the building. Some buckets of water are placed directly under these vents to keep the air damp. BIRD HOTEL BROADCAST: ’We’d try baby bird sounds, mating calls or sounds of them playing,’ Mah explains.

While no effort is spared in seeing to the swiftlets’ needs, "hotel owners" must also take special security precautions.

"The house is mine, the birds are mine, but sometimes the nests are not mine," said Mah.

Thieves steal nests regardless of whether they contain babies or eggs.

So, deterrents include installation of heavy locks, night-vision CCTVs and motion-sensor alarm systems.

From caves to soup bowls

Traditionally, nests were collected from caves. It was a risky affair involving Orang Asli "harvesters" scaling rickety scaffoldings that were as high as 60 metres up the cave walls.

It was sometimes preceded by elaborate rituals involving animal sacrifices to appeal to the spirits for a safe day of nest collection.

Swiftlet houses have been proliferating in the country ever since white-nest swiftlets were discovered nesting in abandoned shophouses in coastal towns about 20 years ago.

From 100-odd in 1995, local entrepreneurs — taking advantage of the strong demand for the delicacy in China and Hong Kong — today operate an estimated 10,000 shophouse swiftlet hotels around the country.

Mah said the nests are checked regularly and harvested only when the baby birds can fly and fend for themselves. This will be when the birds are about two months old.

The nests are sold to middlemen, and most of them are sent to Indonesia for processing, where impurities are painstakingly removed using tweezers.

"In Indonesia, girls aged between 14 and 18 are employed for this job. Their only qualification is that they must have good eyesight," said Mah, who visited one such Indonesian factory recently.

And their nests shall save them

Swiftlet farming in Malaysia has the full support of the Wildlife and National Parks Department (Perhilitan).

Perhilitan Biological Conservation Department director Siti Hawa Yatim said it is the high value of the nests that puts the birds at risk in the first place, but the activity is also the only thing that could possibly save them.

"I’m pretty sure the swiftlets aren’t exactly happy when their nests are taken away, but observation shows that they cope well with it," she said.

"The harvesters want to increase nest production in their shophouses, so they make sure the baby birds are fully mature before removing the nests.

"And we’re finding that as long as their babies survive, the parent birds are pretty okay with the deal."

In contrast, she said that in caves, greedy opportunists would grab every nest they see, thinking "I have to take it before someone else does".

In studies done in cave swiftlet communities in Pulau Tinggi and Pulau Redang, the department found that nests were often scraped off cave walls even before they were fully formed.

It was also distressing to see broken eggs and dead baby birds on the cave floors, Siti Hawa said.

After a trip to Indonesia in 1996 organised by the Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Flora and Fauna, Perhilitan was convinced that commercial farming was the best way to bring the dwindling numbers of white-nest swiftlets back up.

Siti Hawa said the department was aware an estimated 70 per cent of swiftlet "hotels" end in failure, and research was underway to figure out how to turn those statistics around.

One project specifically studies the calls of the swiftlet.

"There are over 1,000 swiftlet call CDs out there, but only a small number of them actually work.

"We’re trying to understand why, so that we can encourage more people to try their hand in this business."

Perhilitan is also studying artificial incubation as a way of increasing the bird’s population.

Siti Hawa explained that white-nest swiftlets produce as many eggs as they can during a breeding period. If an egg is removed, the parent would quickly lay another.

Commercial breeding has been used as a conservation strategy before, but on a small scale, such as with with song birds Murai Batu (common shama) and speaking birds Tiong Mas (hill mynah).

As much as she would like to see the swiftlets thriving naturally without human intervention, Siti Hawa admitted that it wasn’t a realistic hope given the commercial value of their nests.

"If their nests weren’t so valuable, they would be quite safe. Other swiflet species which don’t produce edible nests are abundant, nobody bothers them.

"It’s not their fault that people want their nests. If we don’t protect them this way, they’ll die out."

Source: www.twelvespring.com.my

Feb 13, 2012

Nghề mới ở nông thôn: Phát triển mô hình nuôi chim yến trong nhà

Hiện nay, ở một số tỉnh, phong trào nuôi chim yến trong nhà đang là một nghề “nóng”, được phát triển rầm rộ nhờ hiệu quả kinh tế cao mà nó mang lại. Tại xã Minh Tân, huyện Dầu Tiếng cũng đã xuất hiện những “ngôi nhà yến” đầu tiên, với hiệu quả bước đầu rất khả quan và thu hút sự quan tâm của người dân nơi đây.





Một góc căn nhà nuôi yến của anh Nguyễn Chí Thành



Nuôi chim yến trong nhà là tìm cách nhử chim vào, để chim làm tổ và gây đàn. Việc nuôi yến trong nhà không khó, cái khó là phải có cơ sở vật chất để làm tổ cho chim yến ở. Thường thì người nuôi sẽ tận dụng chính ngôi nhà mình đang ở để làm chuồng cho yến. Muốn đạt được hiệu quả thì ngôi nhà cho yến ở khi xây dựng phải cao hơn 8m, đồng thời phải được sửa chữa lại cho đúng kỹ thuật như: lắp hệ thống phun sương, tạo độ ẩm để duy trì nhiệt độ luôn ở dưới 30 độ C; từ ánh sáng đến âm thanh, cho đến việc tạo các góc cạnh để giúp cho yến dễ dàng làm tổ... Trong đó, điều quan trọng nhất là việc thiết kế những bộ loa tạo âm thanh thu hút chim yến về ở bước đầu.

Anh Nguyễn Chí Thành, tổ 5, ấp Tân Đức, xã Minh Tân (huyện Dầu Tiếng), chủ hộ có mô hình nuôi chim yến trong nhà đầu tiên của xã cho biết, sau công đoạn dẫn nhử yến vào nhà, bí quyết để thành công kế đến là phải tạo một môi trường thoáng mát, sạch sẽ, đồng thời phải yên tĩnh, ít người lui tới. Ngoài ra, vật liệu cho chim làm tổ thường phải là gỗ mềm, không có mùi vị khác thường. Bên cạnh đó, một số nguyên tắc quan trọng khác trong nghề nuôi yến trong nhà là phải tuyệt đối ít đánh động đến chim yến; thường xuyên kiểm tra khói, bụi và các sinh vật như chuột, mèo có thể gây hại và làm ảnh hưởng đến năng suất của tổ yến.

Việc nuôi chim yến không cần phải có quỹ đất lớn, người nuôi có thể xây nhà nuôi ở nhiều khu vực khác nhau. Mô hình nuôi chim yến tại nhà là nghề mới đầy sức hấp dẫn, hiệu quả kinh tế cao, chỉ cần đầu tư một lần, không phải đầu tư giống, thức ăn chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh... Nuôi yến còn có lợi ích về môi trường, bởi yến sống hoang dã, thức ăn của chúng là các loại sâu bọ, côn trùng gây hại cho sản xuất nông nghiệp. Theo tính toán của các chuyên gia, cứ khoảng 1.000 con yến trong điều kiện lý tưởng có thể làm được hơn 400 tổ trong một mùa, mỗi tổ sẽ mang về 10 gam yến sào, với giá trung bình hiện nay từ 40 - 50 triệu đồng/kg.

Chị Vũ Thị Tuất, vợ anh Thành cho biết: “Gia đình tôi tận dụng ngôi nhà đang ở để làm chuồng trại nuôi yến. Mô hình này thật sự mang lại hiệu quả kinh tế cao, không tốn kém nhiều về thức ăn cho chim, lại không tốn nhiều công sức lao động. Hiện đàn yến tôi nuôi đã sinh sôi hơn 100 con, trong đó có hơn 50 con đang ấp trứng và đã bắt đầu cho thu hoạch tổ. Mỗi năm gia đình tôi thu hoạch 4 - 5kg/năm với giá gần 50 triệu đồng/kg, sau khi trừ chi phí 120 triệu đồng, gia đình tôi còn lời khoảng 100 triệu đồng. Bên cạnh giá cao, việc nuôi yến còn thuận lợi là đầu ra của sản phẩm được một số công ty bao tiêu toàn bộ, bao gồm từ tổ yến đến các phụ phẩm, chất thải... vì vậy, gia đình tôi rất an tâm trong việc đầu tư nuôi yến”.

Có thể nói, nuôi yến trong nhà hiện nay là một nghề “hái ra tiền” và có nhiều triển vọng, nhất là đối với các vùng sâu, vùng xa trong tỉnh.

B.MINH

Nguồn: http://baobinhduong.org.vn

Feb 10, 2012

Xây nhà tiền tỷ cho... chim yến

Gần đây, mô hình nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh Tiền Giang phát triển mạnh, nhiều hộ đổ xô đầu tư tiền tỷ để xây nhà nuôi chim yến.

Tuy nhiên, nghề nuôi chim yến của người dân chủ yếu là tự phát không theo qui hoạch, trong khi ngành chức năng địa phương thì còn nhiều lúng túng trong việc quản lý nghề nuôi chim yến.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tiền Giang, toàn tỉnh hiện có hơn 200 hộ nuôi chim yến mang lại hiệu quả cao, tập trung chủ yếu ở thị xã Gò Công và huyện Gò Công Tây; trong đó riêng thị xã Gò Công có trên 100 hộ nuôi chim yến.

Mô hình nuôi chim yến ở Tiền Giang được nuôi theo hai hình thức là nuôi tự nhiên và dùng phương pháp dẫn dụ (dùng máy phát ra âm thanh gọi bầy để dụ yến về). Về kỹ thuật nuôi thì các hộ cũng không phổ biến, mà vừa nuôi vừa rút kinh nghiệm, hoặc thuê các chuyên gia tư vấn.

Điều đáng nói là, chính quyền và ngành chức năng địa phương, đến nay cũng chưa quản lý được mô hình nuôi chim yến, chưa quy hoạch vùng nuôi, cũng như hỗ trợ người dân nuôi yến đạt kết quả.

Trước phong trào nuôi chim yến ồ ạt ở các huyện phía Đông của tỉnh, ngành nông nghiệp Tiền Giang đang triển khai xây dựng đề án quản lý mô hình nuôi chim yến trong nhà theo hướng là nghề kinh doanh có điều kiện, nhằm đưa nghề nuôi chim yến ở địa phương phát triển bền vững.

Theo đó, tỉnh Tiền Giang chủ trương từng bước giảm bớt, tiến tới không phát triển nuôi chim yến ở khu vực nội ô. Đồng thời, qui hoạch nơi có điều kiện nuôi chim yến đảm bảo đủ điều kiện về vệ sinh môi trường, không nằm trong khu dân cư để tránh ô nhiễm và tiếng ồn.

Nguồn: www.dantri.com.vn

Feb 8, 2012

Cảm xúc thăng hoa nhờ yến sào

Trong chuyện phòng the, ngoài việc tạo khung cảnh lãng mạn, thay đổi tư thế thì một bữa ăn ngon, hợp khẩu vị, có chất lượng và nâng cao khả năng yêu cũng góp phần không nhỏ giúp các cặp vợ chồng thăng hoa. Yến sào là một trong các thực phẩm dễ chế biến, không khó tìm mà đáp ứng được 2 yêu cầu ngon và bổ.

Theo Đông y, yến sào có vị ngọt, tính bình, tác dụng vào các kinh phế và vị. Có tác dụng dưỡng âm, bổ phế, tiêu đàm, trừ ho định suyễn. Dùng trong các chứng ho hen, khái huyết, suy nhược cơ thể, hồi xuân, tăng tuổi thọ. Để làm thuốc hoặc làm món ăn, người ta ngâm tổ yến vào nước ấm trong 2 giờ cho nở ra, nhặt bỏ tạp chất và lông chim nếu có, rồi rửa sạch, để ráo. Yến sào rất giàu chất khoáng, kể cả khoáng vi lượng, thành phần chất đạm trong yến sào khoảng trên 54,4%.

Yến thả gà: Gà mái tơ 1 con, nửa tổ yến, nước, gia vị đủ dùng. Gà mái tơ cắt tiết, bỏ lông, bỏ lòng, mề, gan. Cho gà vào luộc chín rồi xé nhỏ. Yến làm sạch, hấp cách thủy chừng 30 phút rồi múc ra bát, đặt gà xé lên trên chan nước dùng được đun sôi (nước dùng có thể lấy nước luộc gà, pha thêm một chút bột đao hay bột sắn để tạo thành thứ nước sền sệt). Nên ăn nóng.

Chè yến: Yến sào khoảng 2-3g, hạt sen tươi 100g, đậu xanh 100g, đường phèn, gừng tươi, nước đủ dùng. Sen tươi lột vỏ cứng, vỏ lụa, dùng một cây tăm xuyên bỏ tâm trong hạt sen, làm đến đâu thả ngâm trong thau nước sạch đến đó. Đun hạt sen và đỗ xanh cho nhừ. Sau đó thả yến đã được làm sạch cùng đường phèn và gừng vào, đun sôi 15 phút nữa là được, múc chè ra chén cho nguội. Ăn trước khi đi ngủ.

Súp yến: Xương gà hoặc lợn 1kg, hành tây 100g, thịt gà nạc (đã bỏ xương) 200g, yến sào, hành, hẹ mỗi thứ một ít. Hầm xương cùng với 3 lít nước, sau đó cho gia vị vào rồi để nước dùng nóng trên bếp. Thịt gà hấp chín, xé nhỏ thành sợi. Yến đã được chế biến, cho vào bát, hấp 10 -15 phút rồi lấy ra. Cho khoảng 2 muỗng súp thịt gà xé sợi, châm nước dùng nóng, thả ít hành hẹ cắt nhỏ, ăn nóng, khi ăn có thể cho thêm hạt tiêu.

BS. Nguyễn Nghiêm Huệ

Nguồn: http://suckhoedoisong.vn (Sức khoẻ & đời sống - Cơ quan ngôn luận của bộ y tế)

Quy hoạch nuôi yến tại TP.HCM

UBND TP.HCM vừa giao Sở NN&PTNT thu thập các thông tin và tài liệu về ngành nghề nuôi chim yến tại VN, qua đó lập quy hoạch cho vùng nuôi chim yến trên địa bàn TP. Dự kiến thời gian tới TP.HCM sẽ tổ chức đoàn đi tham quan học tập kinh nghiệm về công tác quản lý đối với nghề nuôi chim yến tại một số nước trong khu vực.

Trước đó, trong các cuộc họp với lãnh đạo huyện Cần Giờ (địa phương có phong trào xây nhà nuôi yến phát triển nhanh và nhiều nhất TP), ông Nguyễn Phước Trung - phó giám đốc Sở NN&PTNT - cho rằng trước khi mở rộng nghề nuôi chim yến cần có những nghiên cứu chuyên sâu về mặt khoa học để đánh giá hiệu quả của nghề nuôi này.

Do lợi nhuận cao, nghề nuôi yến đang thu hút nhiều nhà đầu tư đổ xô về Cần Giờ mua đất dựng nhà nuôi yến, trong đó phần lớn là các nhà gây nuôi trái phép khiến quy hoạch huyện Cần Giờ có nguy cơ bị phá vỡ, nhiều nhà yến nằm trong khu dân cư gây ô nhiễm tiếng ồn, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm các bệnh gia cầm.

Ngoài Cần Giờ, người dân tại TP.HCM đã xây nhà nuôi yến tại các quận huyện khác như quận 1, 2, 3, 4, 7, 9, Bình Thạnh, Nhà Bè, Cần Giờ...

Nguồn: http://diaoc.tuoitre.vn