Trả lời: Đây là câu hỏi mà rất nhiều người khi bắt đầu tìm hiểu về nuôi chim yến. Lĩnh vực nuôi chim yến không giống như những ngành chăn nuôi khác như gà, vịt, trâu, bò,... Nuôi chim yến không cần phải mua giống, chúng ta chỉ cần dụ chim yến ngoài tự nhiên vào nhà mình. Đây là phương pháp hiệu quả nhất của nghề nuôi yến. Ngoài ra cũng có phương pháp đem con giống từ nơi khác đến (mua giống) nhà mình nuôi hoặc thay trứng của loài chim yến cỏ; nhưng các phương pháp này cho tỷ lệ thành công thấp và chi phí cao.
Câu hỏi 2: Như vậy làm cách nào để dụ được chim yến ngoài tự nhiên vào nhà mình?
Trả lời: Để dụ được chim yến ngoài tự nhiên vào nhà mình, chúng ta cần phải phát âm thanh tiếng kêu của chim để dẫn dụ chim yến từ nơi khác đến, bên trong ngôi nhà nuôi chim cần phải đảm bảo các điều kiện thích hợp cho chim.
Câu hỏi 3: Mình có thể dụ được chim ngoài tự nhiên và chim của người khác vào nhà mình, vậy người khác có thể dụ được chim của mình đi hết không?
Trả lời: Chim yến là một loài rất trung thành, một khi chúng đã vào nhà ở và làm tổ thì chúng sẽ gần như ở lại suốt đời trừ khi ngôi nhà đó có những yếu tố làm chim yến bị bấn an như bị phá hoại hay khai thác tổ không đúng cách. Chim yến mà chúng ta dụ được chủ yếu là các con chim non.
Câu hỏi 4: Nơi nào có thể nuôi được chim yến?
Trả lời: Chim yến chủ yến phân bố ở khu vực Đông Nam Á và hiện nay khu vực này gần như là nguồn cung cấp yến sào duy nhất trên thế giới. Ở Việt Nam, các tỉnh từ Đà Nẵng trở vào có thể nuôi chim yến được
Câu hỏi 5: Nuôi chim yến phụ thuộc nhiều vào nguồn chim tự nhiên, vậy mức độ thành công có cao không?
Trả lời: Để đánh giá mức độ thành công còn tùy thuộc vào tiêu chí đánh giá của mỗi người và hiện nay Ruby chưa có con số thống kê chính thức. Theo những con số không chính thức thì mức độ thành công của nghề nuôi chim yến ở Việt Nam là 50-50.
Câu hỏi 6: Nguyên nhân thất bại?
Trả lời: Có hai nguyên nhân thất bại chính sau:
- Do khâu khảo sát ban đầu không kỹ lưỡng. Nguyên nhân sâu xa của thất bại là do đầu tư theo tư tưởng hứng lộc trời, thấy người khác nuôi thì mình cũng bắt chước nuôi. Ngoài ra còn do phần lớn các nhà tư vấn lo chạy theo lợi nhuận nên không khảo sát kỹ càng về nguồn chim, số lượng nhà chim ở khu vực xung quanh định nuôi, thậm chí có người hôm trước tư vấn cho người chủ này hôm sau lại tư vấn cho người chủ nhà kế bên.
- Môi trường nhà nuôi chim không thích hợp cho chim yến. Do những hiểu biết không sâu về lĩnh vực xây dựng và đặc tính sinh học của chim yến nên dẫn đến chim không làm tổ trong nhà chim.
Câu hỏi 7: Chi phí đầu tư ban đầu và chi phí vận hành là bao nhiêu?
Trả lời: Việc đầu tư nuôi chim chủ yếu là chi phí đầu tư ban đầu, còn chi phí vận hành là rất ít (chủ yếu cho người trông coi nhà nuôi chim và tiền điện nước). Chi phí đầu tư ban đầu cho một nhà chim bao gồm 2 khoản sau: tiền xây dựng phần thô nhà và tiền công nghệ; tổng cộng 2 khoản này tương đương hoặc thấp hơn xây dựng một căn nhà ở theo tiêu chuẩn nhà phố.
Câu hỏi 8: Thức ăn cho chim là gì? Mua ở đâu?
Trả lời: Chim yến ăn những loại côn trùng nhỏ ngoài tự nhiên. Chim yến bắt côn trùng khi chúng đang bay. Như vậy các bạn không phải tốn tiền mua thức ăn cho chim yến. Để bổ sung thêm nguồn thức ăn cho chim, xung quanh nhà nuôi chim yến các bạn có thể trồng những loại cây thu hút côn trùng như keo dậu, sung vả, ... hoặc các bạn có thể đập nát quả đu đủ chín xung quanh nhà để thu hút nguồn côn trùng.
Câu hỏi 9: Nơi nào tư vấn?
Trả lời: Hiện nay Ruby có nhận tư vấn và lắp đặt nhà yến. Chi phí lắp đặt tùy thuộc vào khu vực xây dựng nhà yến và công nghệ sử dụng. Ngoài ra Ruby cũng sẵn sàng hợp tác đầu tư xây dựng nhà yến. Để biết thêm thông tin, xin vui lòng liên hệ với Ruby qua số điện thoại 01686457079.
Câu hỏi 10: Sản phẩm bán cho ai? Giá bao nhiêu?
Trả lời: Hiện nay Ruby có thu mua tổ yến thô. Giá thu mua 20-30 triệu đồng, tùy thuộc vào chất lượng tổ.
Câu hỏi 11: Người nuôi chim yến ngày càng nhiều có làm giá sản phẩm giảm không?
Trả lời: Hiện nay nhu cầu sử dụng yến sào ngày càng nhiều, cung không đủ cầu vì chỉ có một số nước trong khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Philippine, Lào, Campuchia, Brunie mới có thể nuôi được chim yến.
Câu hỏi 12: Chim yến có bị cúm gia cầm không?
Trả lời: Cho đến nay trên thế giới chưa có phát hiện chim yến bị nhiễm cúm gia cầm. Ngoài ra chim yến cũng rất khó bị nhiễm cúm gia cầm vì đặc điểm của chim yến là bay lượn suốt ngày, chúng chỉ đậu khi về nhà do đó chim yến rất khó tiếp xúc với nguồn bệnh cúm gia cầm.
No comments:
Post a Comment